Tôi nên đọc những loại tài liệu nào để phục vụ NCKH?

nguồn tài liệu nghiên cứuNgày nay, với sự bùng nổ của Internet, có rất nhiều tài liệu dạng điện tử mà người nghiên cứu có thể khai thác. Tuy nhiên, việc sử dụng mọi tài liệu trên Internet để làm tài liệu tham khảo mà không kiểm chứng nguồn gốc, độ tin cậy và giá trị khoa học lại rất nguy hiểm vì dễ làm sản phẩm nghiên cứu khoa học không đáp ứng được yêu cầu cơ bản là tính khoa học. Vậy, để tránh khỏi tình trạng trên, các bạn sinh viên khi nghiên cứu nên thu thập và nghiên cứu những loại tài liệu nào để làm cơ sở cho bài nghiên cứu của mình?  Hãy cùng cộng đồng RCES tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài viết này nhé!

label icon 4 Các loi tài liu nên đc đ phc v nghiên cu

Các tài liệu này có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, internet…). Chúng ta có thể lựa chọn các tài liệu (cùng với nguồn) ưu tiên theo thứ tự sau:

– Bách khoa thư: Các bách khoa thư là những ấn bản tham khảo tổng quát, phản ánh một cách tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống các tri thức khoa học đã được thừa nhận. Có các bách khoa thư phổ thông và bách khoa thư chuyên ngành, với độ sâu tri thức chuyên ngành khác nhau. Đây là nguồn tài liệu tin cậy bậc nhất, tập hợp nguồn tri thức của nhân loại, do đó, bách khoa thư có thứ tự ưu tiên đứng đầu khi lựa chọn tài liệu tham khảo.

– S tay chuyên ngành: Các sổ tay chuyên ngành là những ấn bản không định kì, có tính chất định hướng tham khảo về những chủ đề chuyên biệt trong từng chuyên ngành.

– Sách chuyên ngành: Các kết quả nghiên cứu được thừa nhận sau một thời gian đủ dài (khoảng từ 3 năm trở lên) thường được các chuyên gia tập hợp lại, hệ thống hóa thành tri thức khoa học và viết thành sách hoặc chuyên khảo (monograph/monographie).

– Cơ s d liu và ch mc khoa hc: Có nhiều cơ sở dữ liệu, như Current Content, chuyên tập hợp các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, dưới dạng tóm tắt hoặc đôi khi toàn văn, phát hành thành các phiên bản CD-ROM, truy cập trực tuyến hoặc chỉ mục in.

– K yếu hi ngh (xut bn): Các hội thảo, hội nghị mà ban tổ chức có lập hội đồng khoa học, in kỉ yếu và công bố chính thức.

– Tp chí khoa hc: Các tạp chí chuyên ngành có uy tín khoa học cao bởi có ban biên tập chuyên ngành, hệ thống phản biện chuyên gia, chuyên viên sửa lỗi kĩ thuật và thời hạn đăng bài được tổ chức chặt chẽ trước khi kết quả một nghiên cứu được công bố.

– Báo cáo nghiên cu: Công bố các tài liệu dưới dạng chờ in, báo cáo kĩ thuật hoặc khoá luận, luận văn, luận án thực hiện ở các đơn vị đào tạo – nghiên cứu (được gọi là “văn liệu xám” – grey literature/littérature grise).

– Báo cáo hi ngh (không xut bn): Giới thiệu các kết quả nghiên cứu và kết luận ban đầu trong các hội thảo, hội nghị mà ban tổ chức không tập hợp các bài báo cáo lại để in và công bố chính thức.

Trong số các tài liệu có giá trị khoa học này, các công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học là nguồn tài liệu mà người nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp cận và được sử dụng nhiều nhất.

Nguồn tài liệu nghiên cứu 2

Các ngun tài liu đin t phc v nghiên cu khoa hc ngày nay rt ph biến

label icon 4 Các loi tài liu mang tính cht tham kho, không làm nn tng khoa hc cho nghiên cu

– Thông báo cá nhân: là những trao đổi, thảo luận về những kết quả nghiên cứu và/hoặc kết luận ban đầu giữa các chuyên gia, đồng nghiệp thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: gặp mặt không chính thức, viết thư riêng/thư điện tử, họp nhóm, viết bài trên những diễn đàn thảo luận chuyên môn trên mạng,… Chúng ta có thể gặp rất nhiều thông báo cá nhân dạng tài liệu kỹ thuật (working paper), tức là dạng chưa xuất bản của các bài viết học thuật, nội dung và hình thức của tài liệu dạng này thuộc về trách nhiệm của các tác giả. Các nhà nghiên cứu thường viết các tài liệu này để thảo luận và khớp nối, phát triển các ý tưởng, đưa ra các giả thuyết. Đây là loại tài liệu mang tính tham khảo rất tốt, nhưng không nên lấy làm tiền đề khoa học cho bài nghiên cứu do chất lượng chưa được thẩm định.

– Ý tưởng nghiên cu: ý tưởng nảy sinh trong đầu một nhà nghiên cứu hay một nhóm nghiên cứu, đã đặt vấn đề nghiên cứu, lập giả thuyết và đánh giá hiện trạng, cần thời gian dài nghiên cứu để phát triển ý tưởng.

– Các bài báo dng đưa tin: đây là dạng thông tin không được kiểm chứng về mặt khoa học nên chúng cũng không có giá trị khoa học và không nên sử dụng làm tài liệu nghiên cứu.

Cho dù tất cả các loại tài liệu mà các bạn có thể tiếp cận thuộc dạng nào, những yếu tố cơ bản nhất quyết định giá trị khoa học của một tài liệu vẫn là: i) Tính chính xác và khách quan của tài liệu; ii) Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ; iii) Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu; iv) Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả.

Do đó, khi tiến hành tìm kiếm tài liệu, các bạn sinh viên cần chú ý đến những yếu tố này để lựa chọn tài liệu sao cho phù hợp với nhu cầu nghiên cứu của mình mà vẫn bảo đảm được sự chính xác và phù hợp với chuẩn mực về tính khoa học.

Tài liu tham kho:

[1] Nguyễn Tấn Đại (2007). “Giáo trình điện tử Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học”.

Mời bạn xem thêm: Tôi có thể tìm những tài liệu nghiên cứu tin cậy tại đâu?

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)