Mùa nghiên cứu khoa học của sinh viên UEB đang thực sự bước vào giờ chót, các bạn đã nộp công trình nghiên cứu về văn phòng khoa chưa? Đã sắp tới lúc chúng mình báo cáo và bảo vệ công trình NCKH, có thể là lần đầu trong đời mình rồi đấy. Loạt bài đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu từ các RCESer sẽ tiếp tục đồng hành cùng các UEBer nhà mình trong những ngày tháng 4 hối hả này, đừng quên theo dõi bạn nhé!
Bạn đã biết gì về hoạt động báo cáo và bảo vệ công trình NCKH?
Khác với việc trình bày trong bản viết công trình (yêu cầu cao ở về hàm lượng khoa học và tính logic trong việc triển khai vấn đề nghiên cứu), ở vòng báo cáo công trình, Hội đồng giám khảo lại đánh giá cao yếu tố tự tin và làm chủ tri thức của người nghiên cứu. Hãy cùng xem những điều quan trọng có thể bạn chưa biết liên quan đến hoạt động báo cáo và bảo vệ công trình NCKH của chúng mình tại đây.
Những nội dung nào cần chú ý khi báo cáo nghiên cứu?
Đây là câu hỏi mà các nhóm nghiên cứu thường rất băn khoăn trước ngày báo cáo. Những nội dung quan trọng mà các giám khảo trong Hội đồng phản biện thường quan tâm, đó cũng chính là những gì tác giả nên khai thác để “show off” sản phẩm khi báo cáo. Cộng đồng RCES sẽ đi sâu vào phân tích những nội dung này để giúp bạn chuẩn bị thật tốt và “đáp ứng sự mong chờ” của các giám khảo trong Hội đồng phản biện. Xem chi tiết bài viết tại đây.
8 tip này sẽ giúp bạn lấy điểm của Hội đồng khoa học khi báo cáo nghiên cứu
Tiếp nối các bài việt trong loạt bài đặc biệt với chủ đề báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu, Cộng đồng RCES sẽ đưa ra một số TIPS để thuyết trình ấn tượng và “làm khác biệt” công trình nghiên cứu nhằm giúp bạn có phần báo cáo thật tốt trước các vị khám giảm khó tính của Hội đồng phản biện. Xem chi tiết bài viết tại đây để nắm được những tip hiệu quả này nhé!
5 điều nên thực hiện để phần bảo vệ nghiên cứu diễn ra suôn sẻ
Trong bài viết này, Cộng đồng RCES sẽ mang tới cho bạn một số nội dung hữu ích liên quan đến nội dung bảo vệ công trình nghiên cứu trước Hội đồng phản biện. Đây được coi là nội dung cực kì quan trọng để các giám khảo có sự đánh giá về mức độ làm chủ tri thức của sinh viên. Nếu trong phần báo cáo công trình, nếu nhóm nghiên cứu thể hiện tốt và lấy được thiện cảm từ Hội đồng, chỉ cần làm tốt phần bảo vệ này nữa thôi, dù kết quả như thế nào chúng ta cũng hoàn toàn có thể hài lòng vì “chúng ta đã cố gắng hết sức”. Xem chi tiết bài viết tại đây.
Để slide báo cáo nghiên cứu trở nên ấn tượng
Bên cạnh nội dung nghiên cứu, việc chuẩn bị bài thuyết trình thật ấn tượng với Hội đồng phản biện sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có được nhiều điểm cộng khi đánh giá kết quả của công trình. Để có được điều này, ngoài kỹ năng trình bày nhóm nghiên cứu còn cần phải chuẩn bị thật tốt slide báo cáo của mình nữa. Điều này sẽ giúp nhóm nghiên cứu tạo được hiệu ứng thị giác mạnh và hấp dẫn các giám khảo trong phần trình bày của mình. Hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu về các nội dung của slide báo cáo cần chuẩn bị để làm được những điều này tại đây!
5 yếu tố giúp bạn tự tin trước giờ báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu
Có thể nói một trong những giây phút đáng nhớ nhất của hành trình nghiên cứu khoa học chính là thời điểm đứng trước Hội đồng khoa học để báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ công trình. Với những nhóm nghiên cứu lần đầu tham gia nghiên cứu khoa học và chưa từng đứng trước các Hội đồng thì đây có thể là những giây phút khá lo lắng và hồi hộp. Tuy nhiên, sẽ không có quá nhiều lo lắng nếu các bạn chuẩn bị tốt 5 điều được chia sẻ trong bài viết này.
Toàn cảnh Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường ĐHKT
Tham gia hoạt động NCKH trong những năm sinh viên, các nhóm nghiên cứu sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội để vươn tới những giải thưởng danh giá, đề cao tri thức và sự sáng tạo. Đối với sinh viên UEB, một trong số đó phải kể tới giải thưởng tại Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường ĐHKT. Đây là giải thưởng thường niên được tổ chức nhằm tìm kiếm các nhóm sinh viên xuất sắc của trường ĐHKT trong hoạt động NCKH. Theo dõi bài viết tại đây để chuẩn bị tốt nhất cho công trình nghiên cứu của mình bạn nhé!