SỐ ĐẶC BIỆT 04: Kĩ năng đọc trong hoạt động nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện một nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần dành một lượng thời gian lớn để đọc các tài liệu. Đây là bước không thể bỏ qua của hoạt động nghiên cứu và hiệu quả của hoạt động này được coi là có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả nghiên cứu. Loạt bài đặc biệt số 04 với chủ đề “Làm thế nào để đọc tài liệu nghiên cứu hiệu quả?” được thực hiện bởi Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES) trân trọng giới thiệu tới bạn các bài viết:

Mục lục

kĩ năng đọc 2Đọc tài liệu quan trọng như thế nào trong hoạt động nghiên cứu?

Bài viết này cung cấp tới bạn những vai trò đặc biệt quan trọng của việc đọc tài liệu. Để có thể nghiên cứu thành công, người nghiên cứu phải đánh giá đúng ý nghĩa của hoạt động này bởi đây là hoạt động không thể bỏ qua hoặc “đốt cháy giai đoạn”. Nếu bạn đang nghĩ đọc tài liệu rất mệt mỏi và không có gì hứng khởi thì hãy xem ngay bài viết này tại đây.

kĩ năng đọcNhững sai lầm thường gặp của sinh viên khi đọc tài liệu

Là đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu nên các sinh viên thường chưa đánh giá đúng vai trò của việc đọc tài liệu trong quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của đề tài và trải nghiệm nghiên cứu của các bạn. Bài viết chỉ ra 3 lỗi thường gặp của sinh viên mới bắt đầu tham gia hoạt động nghiên cứu trong quá trình đọc tài liệu. Mời bạn xem thêm bài viết để biết 3 lỗi này cũng như xem “giải pháp” từ các RCESer để quá trình đọc trong hoạt động nghiên cứu của mình ngày càng hiệu quả hơn.

Nội dung quan trọngĐâu là những nội dung cần chú ý khi đọc một tài liệu?

Khi có trong tay một tài liệu nghiên cứu cần tìm hiểu, bạn thường đọc như thế nào? Đâu là những nội dung chúng ta nên quan tâm? Để đạt được hiệu quả trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như tiết kiệm thời gian và công sức, việc xác định những nội dung chính cần chú ý khi đọc tài liệu là rất quan trọng. Vậy, những nội dung cần chú ý đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nội dung đó trong bài viết này tại đây.

Tips đọc tài liệu 2Bạn đã đọc tài liệu nghiên cứu hiệu quả?

Để khai thác tài liệu nghiên cứu hiệu quả, không chỉ đòi hỏi người nghiên cứu phải biết cách tìm kiếm tài liệu tham khảo có giá trị, mà còn có yêu cầu cao về phương pháp đọc tài liệu, kĩ thuật ghi chú và khai thác thông tin từ tài liệu để phục vụ việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu, thảo luận kết quả hay soạn thảo bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Mời bạn đón đọc bài viết tại đây để biết một số lưu ý có thể giúp bạn đọc tài liệu nghiên cứu hiệu quả hơn.

Tips đọc8 tips đơn giản nâng cao hiệu quả đọc tài liệu nghiên cứu

Vậy là kì nghỉ tết khá dài của sinh viên chúng mình đã sắp tới và thời hạn để hoàn thành công trình nghiên cứu năm nay cũng đang quay nhanh hơn. Nhóm bạn đã thực hiện nghiên cứu khoa học tới đâu? Nếu nhóm nghiên cứu của bạn vẫn đang ì ạch trong việc tổng quan tài liệu, hãy tăng tốc cùng RCES với 8 TIPS đọc tài liệu được chia sẻ tại đây

Tài liệu nghiên cứuBạn đã biết cách phân loại và lưu trữ tài liệu khoa học?

Với số lượng lớn tài liệu nghiên cứu cần phải đọc, bên cạnh tự rèn luyện kĩ năng đọc, người làm nghiên cứu cũng cần phải biết cách phân loại và lưu trữ tài liệu nghiên cứu để có thể dễ dàng tra cứu, đọc lại nghiên cứu hay sử dụng khi cần thiết. Mời bạn cùng xem gợi ý cách phân loại và lưu trữ tài liệu khoa học (có hướng dẫn chi tiết) từ RCESer tại đây.

Nguồn tài liệu nghiên cứu 2Tôi có thể tìm những tài liệu nghiên cứu tin cậy tại đâu?

Nguồn tài liệu nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tại giai đoạn khi bắt đầu tiếp cận và tìm hiểu đề tài nghiên cứu. Việc tiếp cận với những nguồn tài liệu tin cậy sẽ giúp các bạn có được những thông tin chính xác và chất lượng về đề tài nghiên cứu của mình. Hãy cùng RCES tìm hiểu về những nguồn tài liệu này tại đây.

nguồn tài liệu nghiên cứuTôi nên đọc những loại tài liệu nào để phục vụ NCKH?

Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet, có rất nhiều tài liệu dạng điện tử mà người nghiên cứu có thể khai thác. Tuy nhiên, việc sử dụng mọi tài liệu trên Internet để làm tài liệu tham khảo mà không kiểm chứng nguồn gốc, độ tin cậy và giá trị khoa học lại rất nguy hiểm vì dễ làm sản phẩm nghiên cứu khoa học không đáp ứng được yêu cầu cơ bản là tính khoa học. Vậy, để tránh khỏi tình trạng trên, các bạn sinh viên khi nghiên cứu nên thu thập và nghiên cứu những loại tài liệu nào để làm cơ sở cho bài nghiên cứu của mình?  Hãy cùng cộng đồng RCES tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài viết này.

Hi vọng rằng qua loạt bài đặc biệt “Kĩ năng đọc trong hoạt động nghiên cứu”, bạn và các cộng sự đã đánh giá đúng vai trò của hoạt động đọc tài liệu trong quy trình nghiên cứu, cũng như biết được những loại tài liệu nên khai thác và biết cách đọc một tài liệu thực sự hiệu quả. Cộng đồng RCES chúc bạn và cộng sự tăng tốc thật nhanh trên hành trình nghiên cứu khoa học năm nay và có một mùa nghiên cứu thành công!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)