8 TIP này sẽ giúp báo cáo nghiên cứu của bạn chuyên nghiệp hơn

tip trình bày nghiên cứuĐể đánh giá chất lượng nghiên cứu của hàng loạt công trình, giám khảo phải dành thời gian đọc rất nhiều trang của sản phẩm nghiên cứu. Do đó, nếu gặp phải những công trình nghiên cứu không chuyên nghiệp về cách trình bày, có lẽ đó sẽ là một “cực hình” mà giám khảo phải chịu đựng. Bạn có muốn công trình nghiên cứu của mình tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp ngay từ cách trình bày? Hãy cùng Cộng đồng RCES tham khảo 8 lỗi thường xuất hiện khi trình bày công trình, và tự rút ra 8 TIPS để bạn “make up” cho công trình của mình chuyên nghiệp hơn trong bài viết này nhé!

1. Li đánh mục lục không đúng số trang

Với hàm lượng mỗi công trình thường có 50 trang trở lên, việc sử dụng mục lục của giám khảo là rất cần thiết. Lỗi đánh mục lục không đánh số trang thường xảy ra khi tác giả sử dụng cách tạo mục lục thủ công, do đó có thể xảy ra lỗi sai khi số trang của nội dung trong mục lục không đúng với số trang chính xác của nội dung trong công trình. Để có một mục lục chuyên nghiệp và số trang chính xác với nội dung trong công trình, bạn nên sử dụng công cụ tạo mục lục tự động trong Microsoft Word. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng, hãy tham khảo Google ngay nhé, bạn sẽ tốn không quá 5 phút đâu.

2. Li sai chính tả, sai quy tắc gõ

Lỗi chính tả thể hiện tính cẩu thả, không cẩn thận của người viết và rất dễ xảy ra nếu viết xong chúng ta không kiểm tra lại. Trong khi đó, lỗi sai về quy tắc gõ xảy ra do người viết không nắm được quy tắc gõ văn bản đúng hay gõ quá vội mà không kiểm tra lại. Cả 2 lỗi này đều thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của tác giả, do đó, trước khi tiến hành nộp bài báo cáo nghiên cứu, các bạn cần chú ý rà soát thật kỹ bài viết để hạn chế những lỗi này nhằm tránh gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Mách nhỏ: Công cụ Grammar check trong Microsoft Word có thể giúp bạn kiểm tra một số lỗi sai về trình bày văn bản đấy.

lỗi trình bày nghiên cứu

Ví dụ về lỗi sai chính tả và lỗi gõ văn bản

3. Lùi đầu đoạn quá ít

Bạn hãy tưởng tượng trong một kì thi, giám khảo sẽ phải đọc bao nhiêu bài thi? Mỗi công trình nghiên cứu có độ dài về nội dung còn nhiều hơn những bài thi đó rất nhiều lần, vì vậy hãy cố gắng để sản phẩm của mình có “giao diện” nhìn thoải mái nhất. Việc lùi đầu đoạn quá ít sẽ khiến người đọc khó phân biệt các đoạn, vì vậy, đừng tiết kiệm khoảng trống ở đầu các đoạn văn để người đọc có thể dễ dàng theo dõi các nội dung nhé!

lỗi trình bày nghiên cứu 2

Lùi đầu đoạn quá ít khiến người đọc khó xác định các đoạn

4. Cỡ chữ, cách căn lề, dãn cách không thống nhất

Để công trình dễ nhìn và chuyên nghiệp, việc sử dụng thống nhất về cỡ chữ, cách căn lề và dãn cách cần có sự thống nhất. Do đó, sau khi hoàn thành toàn bộ nội dung, hãy format hình thức theo cùng một cỡ chữ, cùng cách căn lề và dãn cách theo quy định. Đối với các nội dung nhỏ cần format theo cách khác, bạn có thể sửa từng phần đó sau. Hãy dành thời gian hiệu chỉnh công trình của mình thật khoa học để tạo thiện cảm cho người đọc, đừng như ví dụ bên dưới bạn nhé!

lỗi trình bày nghiên cứu 3

Ví dụ về lỗi căn lề và dãn cách không thống nhất

5. Li không Việt hóa bảng, hình

Đối với các công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Việt, tất cả các nội dung cần được Việt hóa hoàn toàn, trừ một số trường hợp tác giả muốn đưa từ gốc vào bài bằng cách đặt từ gốc vào trong ( ) và đặt bên cạnh nghĩa tiếng Việt. Do đó, với tất cả các bảng, hình bằng tiếng nước ngoài, nếu bạn muốn sử dụng lại thì cần Việt hóa và trích nguồn khi đưa vào công trình của mình.

6. Li trình bày bảng

Nguyên tắc trình bày bảng là rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích đầy đủ về tên bảng và đơn vị đo lường và đặt trên bảng. Bảng chỉ nên gói gọn trong 1 trang giấy, không nên để bảng lan sang 2 trang trừ khi bảng quá dài. Điều này đòi hỏi tác giả cần căn chỉnh nội dung phần chữ cho phù hợp để các bảng xuất hiện đẹp nhất trong các trang. Ngoài ra, các bảng biểu không nên đặt tên quá dài.

7. Ghi tên băng, tên hình và nguồn sai vị trí

Nhiều sinh viên khi trình bày bảng và hình thường đặt sai vị trí của các thông tin này. Cách trình bày đúng với Bảng là Tên bảng đặt ở trên bảng, nguồn đặt ở phía dưới bảng. Trong khi đó, đối với hình, cả tên hình và nguồn được đặt ở phía dưới hình.

lỗi trình bày nghiên cứu 4

Ví dụ về cách trình bày sai và cách trình bày đúng hình sử dụng trong công trình nghiên cứu

8. Li trích dn tài liu tham kho

Bạn cần lưu ý, tất cả các tài liệu đã được sử dụng để trích dẫn trong công trình cần đảm bảo phải xuất hiện ở mục Tài liệu tham khảo của toàn bộ công trình. Bạn cần tuân thủ quy định trích dẫn khoa học theo chuẩn của đơn vị thực hiện nghiên cứu quy định. Xem thêm về quy định trích dẫn tài liệu khoa học tại đây.

lỗi trình bày nghiên cứu 6

Một vài ví dụ về lỗi trích dẫn

Hi vọng qua bài viết này với 8 lỗi trình bày phổ biến, các bạn đã rút ra 8 TIPS quan trọng để giúp công trình nghiên cứu của mình chuyên nghiệp hơn. Đừng quên kiểm tra thật kĩ toàn bộ nội dung và trình bày trước khi nộp công trình nhé! Chúc bạn có sản phẩm nghiên cứu chất lượng và thành công!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)