5 yếu tố giúp bạn tự tin trước giờ báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu

Tự tin báo cáo nghiên cứuCó thể nói một trong những giây phút đáng nhớ nhất của hành trình nghiên cứu khoa học chính là thời điểm đứng trước Hội đồng khoa học để báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ công trình. Với những nhóm nghiên cứu lần đầu tham gia nghiên cứu khoa học và chưa từng đứng trước các Hội đồng thì đây có thể là những giây phút khá lo lắng và hồi hộp. Tuy nhiên, sẽ không có quá nhiều lo lắng nếu các bạn chuẩn bị tốt 5 điều được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

label icon 3 Đu tiên, chun b tht tt slide thuyết trình

Slide thuyết trình đóng góp một vai trò không nhỏ quyết định sự thành công của bài báo cáo khoa học. Về mặt hình thức, một slide thuyết trình đẹp và chuyên nghiệp sẽ khẳng định sự đầu tư của bạn cho buổi báo cáo và tạo ấn tượng tốt đối với người xem, thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với những người theo dõi. Về nội dung, trong quá trình làm slide, bạn sẽ được củng cố và “xào nấu” lại nhiều lần các ý chính quan trọng của bài, do đó, chuẩn bị kỹ nội dung của slide sẽ giúp bạn trình bày lưu loát và tự tin hơn trước hội đồng phản biện.

>> Xem thêm bài viết “Để slide báo cáo nghiên cứu trở nên ấn tượng” tại đây.

label icon 3 Luyn tp thuyết trình

“Practice makes perfect”, việc luyện tập không bao giờ là thừa, và thành công sẽ đến với những ai có sự chuẩn bị tốt nhất. Đối với những bạn đã quen và có năng khiếu thuyết trình, luyện tập sẽ ít tốn thời gian hơn, nhưng đối với những bạn có ít kinh nghiệm và hay bị tâm lý khi đứng trước đám đông, việc luyện tập trước là vô cùng cần thiết. Các bạn hãy tập báo cáo cùng với người bạn đồng hành nghiên cứu của với mình, sửa cho nhau những lỗi sai và hãy nhẩm các nội dung quan trọng trong đầu nhiều lần để đảm bảo rằng mình đã nắm chắc những ý cần nói.

>> Xem thêm bài viết “8 TIPS giúp bạn lấy điểm của Hội đồng giám khảo khi báo cáo nghiên cứu” tại đây.

label icon 3 Mt cuốn s nh đ ghi chú là rt cn thiết

Điều mà chúng ta rất áp lực khi đối mặt với buổi bảo vệ công trình nghiên cứu, đó là vấn đề thời gian. Thông thường, một bài báo cáo sẽ diễn ra trong khoảng 10 – 15 phút, việc chúng ta nói quá nhanh hoặc không còn gì để nói trong khi thời gian vẫn còn quá nhiều hoặc khi hết thời gian quy định mà bạn vẫn chưa trình bày xong bài sẽ khiến bạn bối rối và ảnh hưởng đến tâm lý; hoặc đôi khi bạn quên mất các ý cần nói cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng buổi báo cáo công trình. Do đó, sẽ rất hữu ích khi bạn ghi chú những ý chính và thứ tự trên giấy để đảm bảo thuyết trình trôi chảy hơn. Hơn nữa, sổ ghi chú sẽ cần được sử dụng để ghi nhanh những nhận xét và câu hỏi của Hội đồng phản biện.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý bạn không nên sử dụng cuốn sổ này trong phần báo cáo nghiên cứu vì có thể khiến các giám khảo có cảm giác bạn chưa thực sự tự tin khi “thuyết trình chay”. Việc note những ý quan trọng trong cuốn sổ này trước giờ G sẽ giúp bạn sẵn sàng cho phần báo cáo nghiên cứu, và có thể là sự cứu cánh cho bạn nếu có “lỗi kĩ thuật” không may xảy ra.

label icon 3 Hiu tht k nội dung công trình nghiên cu ca mình

Để tự tin trong phần trả lời các câu hỏi phản biện, bạn cần là người nắm rõ bài nghiên cứu của mình nhất, điều này vừa giúp bạn truyền đạt được chính xác và đầy đủ nội dung bài báo cáo đến người nghe, đồng thời cũng là chìa khóa giúp bạn tự tin trước các câu hỏi hóc búa từ phía hội đồng trong phần bảo vệ nghiên cứu. Thông thường, thời gian đứng trước Hội đồng phản biện cách khá xa với ngày bạn nộp công trình nghiên cứu, do đó khả năng “rơi rụng” những gì bạn từng hiểu về sản phẩm nghiên cứu chắc chắn sẽ xảy ra. Đừng quên đọc lại thật kĩ công trình cùng các cộng sự trước ngày quan trọng này bạn nhé!

>> Xem thêm bài viết “5 điều nên thực hiện để phần bảo vệ nghiên cứu diễn ra suốn sẻ” tại đây.

label icon 3 Cui cùng, hãy thư giãn, th sâu và chun b mt tinh thn tht tt cho bui bo v công trình nghiên cu.

Một tinh thần tốt sẽ dẫn đến những hành động chuẩn xác và hiệu quả. Nếu bản thân bạn cho rằng việc báo cáo và bảo vệ công trình khoa học là một việc căng thẳng, bạn sẽ thấy rất khó để bình tĩnh trở lại. Hãy nghĩ rằng, bạn đang truyền đạt tinh thần và tri thức mà mình cố gắng đạt được đến với những người nghe, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Tất nhiên, việc chuẩn bị một sức khỏe tốt và phong thái tự tin sẽ chính là điểm khác biệt của nhóm bạn so với các nhóm nghiên cứu khác đấy! Hãy chuẩn bị một tinh thần tốt bằng cách ngủ sớm trước ngày báo cáo, cung cấp đủ năng lượng cho ngày hôm sau và đừng quên dành một chút thời gian để “make up” cho giao diện của chính mình và gây ấn tượng với Hội đồng phản biện bạn nhé!

Chúc các nhóm nghiên cứu sinh viên UEB có một mùa báo cáo và bảo vệ công trình nghiên cứu thành công!

Cng đng sinh viên kinh tế nghiên cu khoa hc (RCES)