Bạn băn khoăn không biết lựa chọn ai sẽ làm nghiên cứu khoa học cùng mình? Trong 1 nhóm, mấy thành viên là phù hợp? Bạn rối bời khi nhóm nghiên cứu của bạn không làm đúng lịch trình đã đề ra? Xử lí như thế nào nếu nhóm nghiên cứu có khả năng bị thất bại ngay khi chưa bắt đầu? Để có thể hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học trong một khoảng thời gian dài hơi (thông thường từ 3 – 5 tháng), hiệu quả của hoạt động làm việc nhóm trong một nhóm nghiên cứu là rất quan trọng. Bạn đã tìm được những câu trả lời cho các câu hỏi trên? Nếu chưa, những bài viết trong số đặc biệt – “Làm việc cùng cộng sự nghiên cứu” có thể giúp bạn tham khảo đấy!
Mời bạn đón đọc các tin bài trong số đặc biệt này:
“Tôi nên làm nghiên cứu khoa học cùng một người bạn như thế nào?”, hay “tôi có thể nghiên cứu khoa học?” Có lẽ đó là những câu hỏi mà không ít các bạn sinh viên đặt ra khi có dự định nghiên cứu khoa học. Đâu là những yếu tố cần có và phù hợp của một thành viên trong nhóm nghiên cứu để nhóm của bạn có thể đi đến điểm cuối của hành trình? Mời bạn xem bài viết “Nên chọn cộng sự nghiên cứu như thế nào?” tại đây.
Nên thực hiện nghiên cứu theo nhóm hay làm độc lập? Có phải càng nhiều thành viên thì càng tốt vì như vậy nhóm nghiên cứu sẽ mạnh hơn? Nhóm tôi đã có 3 thành viên và 1 bạn khác muốn tham gia vào nhóm có được không? Hãy cùng các RCESer xem ưu và nhược điểm cùng từng phương án về số lượng thành viên trong nhóm để ra quyết định hợp lí nhất! Mời bạn xem bài viết “Một nhóm nghiên cứu nên có mấy thành viên” tại đây.
Tôi đã thành lập được nhóm, bây giờ tôi cần làm những điều gì tiếp theo đây? Đây là một câu hỏi quan trọng mà bạn cần suy nghĩ để tất cả những dự định với mùa nghiên cứu trở thành hiện thực. Hoạt động nghiên cứu khoa học theo nhóm vừa là một lợi thế để nhóm của bạn có thể đi tới đích, nhưng cũng là một rào cản khiến nhóm bị thất bại nếu xảy ra các vấn đề về tinh thần nhóm. Không ít các nhóm nghiên cứu không thể hoàn thành công trình và thỏa hiệp dừng lại rất nhanh. Bạn muốn nhóm mình sẽ đi tới đâu? Mời bạn xem bài viết “Những điều quan trọng cần biết sau khi thành lập nhóm nghiên cứu” tại đây.
Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh những kỉ niệm đẹp, cũng có không ít những vấn đề xảy ra trong nhóm. Nếu bạn không giải quyết những vấn đề này sớm, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch và kết quả mà nhóm bạn mong muốn. Bạn có muốn lắng nghe kinh nghiệm của những RCESer đã từng trải qua những vấn đề này để tìm ra cách giải quyết với trường hợp của nhóm bạn? Mời bạn xem bài viết “Làm việc nhóm khi nghiên cứu khoa học – Tôi kể bạn nghe” tại đây (Sắp ra mắt).
Cùng đồng hành trên suốt một chặng đường dài đến với hoạt động nghiên cứu khoa học, bạn đã từng nghĩ sau khi kết thúc hành trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của bạn sẽ thế nào? Những đêm thức trắng cùng nhau, những lần skype hàng giờ đồng hồ mà không biết mệt, những lần nhí nhố cùng đi thực tế, những giây phút nín thở khi nghe kết quả báo cáo … và rất nhiều kỉ niệm đẹp nữa chắc chắn sẽ là những điều mãi đọng lại trong lòng mỗi người. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ một RCESer vừa hoàn thành công trình nghiên cứu của mình với những trải nghiệm vẫn còn vẹn nguyên trong bài viết “Nghiên cứu khoa học – Câu chuyện của tình bạn” tại đây (Sắp ra mắt).
Nếu nói rằng làm việc nhóm trong nghiên cứu khoa học có khác gì với làm việc nhóm tại các lớp môn học, có lẽ điểm khác biệt lớn nhất đó chính là các bạn sẽ cùng làm việc trong một thời gian liên tục và tập trung, sẽ chia sẻ tài khoản cảm xúc tới độ rất hiểu nhau và sẽ giúp bạn nâng cao khả năng làm việc nhóm nhanh hơn hẳn sau khi nhìn lại cả chặng đường. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công cùng nhóm nghiên cứu của mình và có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ sau thời gian đồng hành từ khi bắt đầu cho tới lúc tới đích của mình!
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)