Lắng nghe trải nghiệm teamwork của sinh viên NCKH

IMG SV Hao HuongLàm nghiên cứu khoa học (NCKH) thời sinh viên sẽ thế nào? Có lẽ đây là câu hỏi đã từng đến với tất cả các sinh viên UEB khi mỗi mùa nghiên cứu tới. Nếu bạn không tham gia NCKH, có lẽ đó vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng bởi chỉ có trải nghiệm NCKH mới giúp bạn có đáp án thực sự cho riêng mình. Làm thế nào để quản lí thời gian hiệu quả khi tham gia NCKH? Nản lòng khi NCKH thì xử lí như thế nào đây? Xây dựng một nhóm nghiên cứu có tinh thần tốt bằng cách nào?

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với các sinh viên UEB về những trải nghiệm rất thực xoay quanh hoạt động làm việc nhóm trong NCKH! Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bạn Trịnh Kim Chi, Nguyễn Anh Hào và Phùng Thị Xuân Hương – các RCESer từng là những gương mặt đại diện của khoa Kinh tế và khoa Quản trị Kinh doanh đã lọt vào chung kết NCKHSV cấp trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN năm 2015.

RCESer: Chúc mng các bn đã giành nhng gii thưởng NCKHSV rt n tượng ti cp khoa trong năm hc va qua! Được biết tt c các bn đu tham gia NCKH theo nhóm, vy cơ duyên nào đã đưa bn và các thành viên trong nhóm đến vi nhau?

Trnh Kim Chi: Chắc đó là một chữ “duyên”. Trong khi hầu hết các nhóm trong lớp đã chốt được thành viên, mình vẫn chưa có nhóm nghiên cứu. Dù chưa trải nghiệm, nhưng qua những chia sẻ được nghe, mình thấy hoạt động nghiên cứu rất hay, vì thế dù muộn nhưng mình vẫn đi tìm kiếm cộng sự. Rất tình cờ và may mắn, mình nhanh chóng gặp được 2 bạn có cùng mong muốn ấy, thế là là nhóm 3 nữ sinh được thành lập và chúng mình đã cùng đi đến cuối hành trình NCKH năm vừa rồi.

Nguyn Anh Hào: Học cùng nhau toàn chương trình, mình và Hương đã chơi với nhau rất thân từ hồi năm nhất, hai đứa mình còn được các bạn trong lớp gọi là “đôi bạn cùng tiến”. Gần hết học kì I năm thứ 3, khoa mình phát động hoạt động NCKH, thế là hai đứa quyết định lập nhóm thử sức xem sao vì đây là trải nghiệm mới chưa từng có. Thường thì trong một nhóm sẽ có 3 thành viên nhưng mình và Hương quyết định làm 2 người do lúc ấy các nhóm ở lớp mình đã chốt hết nhân sự rồi (cười).

IMG SV Huong
Phùng Thị Xuân Hương – Giải Nhất NCKHSV khoa QTKD, trường Đại học Kinh tế năm 2015

RCESer: Đu tng tham gia NCKH theo hình thc nhóm, theo các bn ti sao sinh viên nên nghiên cu cùng các thành viên khác thay vì nghiên cu đc lp?

Phùng Th Xuân Hương: Với mình NCKH là một hành trình dài và nghiêm túc, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, vì vậy khi có đồng đội bạn có thể chia sẻ được công việc cho nhau và có thêm nhiều ý tưởng mới. Bên cạnh đó, những khó khăn hay những lúc nản lòng trên hành trình này chắc chắn sẽ đến với người làm nghiên cứu. Khi có những người đồng hành thì mình có thể động viên nhau, cũng như tự ý thức được trách nhiệm của mình để cùng cố gắng đi đến mục tiêu chung. Tuy nhiên, mình cũng rất khâm phục những bạn làm nghiên cứu độc lập bởi làm được điều đó chứng tỏ các bạn ấy thực sự rất giỏi và có một tinh thần rất đáng để học hỏi.

RCESer: Theo các bn, đâu là nhng điu quan trng khi làm vic theo nhóm trong hot đng NCKH?

Nguyn Anh Hào: Theo mình không phải cứ đông người thì công việc sẽ đỡ nặng, nhiều khi đông quá sẽ dẫn đến bất đồng quan điểm. Do đó, mình nghĩ điều quan trọng nhất trong hoạt động NCKH theo nhóm là sự gắn kết giữa các thành viên, mọi người phải hiểu nhau và hiểu công việc thì mới có thể làm việc với nhau trong suốt mấy tháng liên tục của mùa nghiên cứu. Với nhóm mình, 2 đứa đã rất thân với nhau và hiểu nhau khi làm việc; ngoài ra ngay sau khi chốt được đề tài thì mỗi người đã xác định được thế mạnh riêng của mình nên việc phân chia công việc diễn ra khá dễ dàng. Có thể nói đây cũng là một điều rất may mắn của nhóm.

Trnh Kim Chi: Mình đánh rất cao sự tư duy phản biện và sự thấu hiểu nhau trong hoạt động NCKH theo nhóm. Trong một nhóm nghiên cứu nhiều khi phải có những ý kiến trái chiều, có sự tranh luận, chỉ ra những điều chưa hợp lý, cần bổ sung, chỉnh sửa thì nhóm mới phát triển được. Còn việc hiểu nhau sẽ giúp các thành viên dễ dàng phân chia công việc, do đó giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc.

RCESer: Bên cnh nhng li thế, các bn có gp phi khó khăn gì khi làm vic theo nhóm trong quá trình NCKH không?

Phùng Th Xuân Hương: Tất nhiên là có rồi, rất nhiều đấy (cười). Vì hai đứa mình đều chưa có kinh nghiệm NCKH, mọi thứ đã gần như bắt đầu từ con số không. Thời gian đầu chúng mình phải dành thời gian để tìm hiểu về NCKH cũng như các giai đoạn thực hiện. Sau đó, cứ đi tới đâu lại gặp khó khăn tới đó, đơn giản vì tất cả đều rất mới. Từ việc xác định đề tài cả 2 đứa đều lúng túng, tiếp đó là không biết chọn tài liệu nào để tham khảo, tìm được rồi lại không tiếp cận được tài liệu vì vấn đề chi phí, rồi lại đến giai đoạn thiết kế bảng hỏi, thu thập số liệu và xử lí, … Cứ vừa làm, vừa tìm hiểu như vậy, cuối cùng thì hai đứa đã hoàn thành được công trình có dấu ấn của chúng mình. Phải nói rằng để đến đích ấy, bên cạnh nội lực của nhóm, chúng mình rất may mắn vì nhận sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy hướng dẫn và các chương trình R Talk do Cộng đồng RCES thực hiện trong năm học trước.

Nguyn Anh Hào: Khó khăn thì mình nghĩ nhóm nghiên cứu sinh viên nào cũng sẽ gặp phải. Đầu tiên là khó khăn về mặt thời gian, thời gian đầu của quá trình nghiên cứu trùng với thời gian cuối ôn thi học kì I nên mình khá mệt mỏi. Đặc biệt là việc chọn đề tài, mình vẫn nhớ hai đứa đến gặp thầy trình bày ý tưởng mấy lần mà vẫn không ra vấn đề, chắc cũng phải đến “lần thứ n” nào đó mới chốt được đề tài (cười). Một khó khăn nữa mình nghĩ là các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ không gặp trực tiếp được nhau nhiều mà chủ yếu sẽ thảo luận online với nhau. Còn nhớ có những lần hai đứa mình tranh luận bằng “gõ phím” cả tiếng nhưng không ra vấn đề, thỉnh thoảng một trong hai mất mạng khiến công việc lại bị gián đoạn. Skype là giải pháp nhóm mình đã lựa chọn để khắc phục tình trạng trên và hiệu quả làm việc cũng được cải thiện hơn.

RCESer: Theo các bn đâu là s khác bit gia làm vic nhóm trong NCKH và làm vic nhóm trên lp thông thường?

Trịnh Kim Chi - Giải Nhất NCKHSV Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế năm 2015
Trịnh Kim Chi – Giải Nhất NCKHSV Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế năm 2015

Trnh Kim Chi: Làm việc nhóm trên lớp thông thường thì chúng ta chỉ làm việc trong thời gian rất ngắn. Với trải nghiệm gấp như vậy thì các thành viên cũng không thực sự cần hiểu nhau, thậm chí có thành viên cũng không thực sự hiểu những thứ mình làm. Còn đối với NCKH thì các thành viên sẽ gắn bó với nhau trong khoảng thời gian khá dài và liên tục, do đó bắt buộc phải chia sẻ và hiểu nhau mới có thể làm việc được. Ngoài ra, để hoàn thành công trình chất lượng thì mỗi thành viên phải tìm hiểu và tự nghiên cứu rất nhiều, do vậy đòi hỏi sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm ở mức cao hơn rất nhiều. Và tất yếu, sau hành trình này sẽ là những tình bạn đẹp và giá trị của tri thức mới mà mỗi thành viên có được.

Nguyn Anh Hào: Có lẽ cái khác đầu tiên chính là đây là nhóm ít người nhất mà mình đã từng làm việc (cười).  Bình thường các nhóm mình làm việc có khoảng 4, 5 người nhưng khi làm NCKH thì nhóm mình chỉ có hai thôi. Vì vậy, khác với những lần làm việc nhóm trước, khi làm NCKH thì vai trò của mỗi thành viên là ngang nhau và đều rất quan trọng, không có ai là leader ở đây cả. Chúng mình luôn ý thức được trách nhiệm của mình và nhắc nhở nhau trong công việc. Ngoài ra, NCKH cũng đòi hỏi mình phải trao đổi nhiều hơn, tương tác nhiều hơn và nhiều khi các ý tưởng mới được nảy sinh trong quá trình trao đổi đó. Bên cạnh đó, nếu làm nhóm trên lớp thì chúng ta thường có tâm thế là hoàn thành tốt phần mình làm thôi, nhưng NCKH lại khác, mình và Hương phải thường xuyên sửa lỗi cho nhau bởi mục tiêu tiên quyết hai đứa đặt ra khi tham gia hoạt động này là học hỏi kinh nghiệm chứ không phải chạy đua thành tích.

RCESer: Mun nhóm làm vic hiu qu thì vai trò ca mi cá nhân là rt quan trng. Theo các bn mt thành viên trong nhóm NCKH cn làm gì đ nhóm mình hot đng tt?

Phùng Th Xuân Hương: Mình nghĩ đó là sự trách nhiệm. Khi đã tham gia vào nhóm là phải cam kết trách nhiệm của bản thân với công việc, cũng như cần biết đâu là điểm mạnh điểm yếu của mình, và khi đã làm việc cần phải thẳng thắn và cởi mở. Có như vậy thì các thành viên mới hiểu nhau, hỗ trợ được nhau và công việc mới có thể đạt hiệu quả.

Trnh Kim Chi: Theo mình, sức mạnh của mỗi cá nhân chính là sức mạnh của nhóm nghiên cứu. Đã cùng trong một nhóm thì mỗi thành viên cần chủ động cùng nhau vượt qua khó khăn, suy nghĩ một cách tích cực và không ngừng nỗ lực thì nhóm mới có thể hoàn thành bài nghiên cứu tốt nhất.

Nguyn Anh Hào: Mình nghĩ yếu tố quan trọng nhất vẫn là tinh thần, sự động viên nhau trong công việc. Ngoài ra, mỗi thành viên phải đặt mục tiêu của nhóm lên hàng đầu thì công việc chung mới tốt được. Một điều nữa, khi làm nhóm thì khó có thể tránh khỏi xung đột, khi đó mỗi thành viên nên hạ cái tôi của mình xuống một chút, lắng nghe và tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

RCESer: Nhng sinh viên đã tng NCKH thường nói đó là hành trình có rt nhiu cm xúc. Các bn có th chia s khó khăn nào đã làm bn nn lòng hay mt mi và cách bn đã vượt qua?

Nguyn Anh Hào: Cá nhân mình kỉ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là trong giai đoạn xử lí số liệu của bài nghiên cứu. Lúc đó mình bắt đầu hoàn toàn từ con số không, đến phần mềm mình cũng chưa biết cài đặt. Thời gian đó mình phải gần như trắng mấy đêm liền để mày mò cách xử lí số liệu vì thời gian đã khá gấp. Thực sự đó là thời điểm vô cùng mệt mỏi và áp lực với cả hai khi một đứa tập trung xử lí, một đứa tập trung lo cho phần viết các chương cơ sở. Khi ấy chúng mình lại chia sẻ những khó khăn cho nhau, chỉ cần nghe được động viên thì công việc lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Theo mình, khi làm việc nên nghĩ đến những thành quả tốt đẹp mà mình sẽ nhận được từ công việc đó, lúc ấy bạn sẽ giữ được động lực của mình.

IMG SV Hao Huong

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Anh Hào và Phùng Thị Xuân Hương

RCESer: Nhìn li chng đường NCKH, các bn đã hc được điu gì, hay trưởng thành như thế nào t những trải nghiệm hot đng làm nhóm NCKH?

Trnh Kim Chi: Là trưởng nhóm nghiên cứu, để nhóm hoạt động hiệu quả thì mình luôn là người giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm và gắn kết mọi người lại với nhau. Cùng với đó, mình cũng là người động viên và tạo không khí thoái mái, hứng khởi cho các thành viên cùng hoạt động. Ở vị trí này giúp mình thấu hiểu các thành viên nhiều hơn, khi đã hiểu mọi người rồi thì sẽ biết cách ứng xử sao cho phù hợp. Trải nghiệm làm việc nhóm NCKH đã không chỉ giúp mình nâng cao kĩ năng làm việc nhóm mà còn trở thành một leader tốt để giữ tinh thần nhóm ở mức cao nhất.

Phùng Th Xuân Hương: Mình hiểu được khi làm việc nhóm thì vai trò của mỗi cá nhân là rất quan trọng. Bên cạnh đó, mình còn học được cách sắp xếp thời gian hiệu quả hơn, cách trao đổi với mọi người trong một nhóm sao cho hiệu quả và cách giải quyết xung đột khi làm việc nhóm. Xung đột là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu biết cách giải quyết nhiều khi nó sẽ nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới.

RCESer: Trong mt nhóm nghiên cu thì tinh thn nhóm rt quan trng, vy các bn đã làm thế nào đ gi vng tinh thn nhóm?

Trnh Kim Chi: Chìa khóa của mình là sự chia sẻ. Như những công việc khác, trong NCKH chúng ta cũng rất cần chia sẻ và lắng nghe để tình cảm giữa các thành viên được vun đắp. Một khi mối quan hệ đã tốt, chúng ta hiểu nhau thì sẽ làm việc với nhau dễ dàng hơn. Sau những thời gian trao đổi và làm việc căng thẳng, nhóm mình thường cùng nhau đi ăn và có thể tiếp tục trao đổi về nghiên cứu. Như vậy, nhóm sẽ hiểu nhau hơn và khi có sự gặp gỡ, chia sẻ động viên thì tinh thần đồng đội được nâng lên rất nhiều. Chính tinh thần này giúp cho các thành viên trong nhóm mình hoạt động tích cực, mỗi khi phát hiện ra điều gì mới thì lại chia sẻ với nhau và điều này tạo động lực tinh thần cho cả nhóm nghiên cứu.

Nguyễn Anh Hào - Giải Nhất NCKHSV khoa QTKD, trường Đại học Kinh tế năm 2015
Nguyễn Anh Hào – Giải Nhất NCKHSV khoa QTKD, trường Đại học Kinh tế năm 2015

RCESer: Qun lí thi gian có l là mt trong nhng vn đ ln ca nhiu sinh viên tham gia NCKH, vy các bn có li khuyên nào dành cho các bn sinh viên UEB đang bước vào thi đim nước rút ca mùa NCKH năm nay?

Nguyn Anh Hào: Bên cạnh NCKH thì mình cũng tham gia các hoạt động của Khoa, Đoàn trường và cả bên ngoài nữa, nên một số lúc hoạt động NCKH làm mình khá căng thẳng. Cách tháo gỡ của mình chính là tham gia các hoạt động đó ít hơn, bởi bản thân NCKH cũng là một hoạt động bên ngoài việc học trên lớp rồi. Ngoài ra, các bạn nên tập trung tối đa trong giai đoạn này bởi sự tập trung sẽ quyết định hiệu quả làm việc. Bình thường nếu bạn vẫn còn thời gian lên mạng xã hội, xem phim hay đi chơi thì bây giờ giảm tần suất những cái đó xuống một chút thì mình nghĩ sẽ ổn thôi.

RCESer: Khonh khc được nhn gii thưởng NCKH cao nht ti cp Khoa cùng vi các cng s chc hn rt nhiu cm xúc, các bn có th chia s v giây phút y?

Trnh Kim Chi: Thực ra mình bất ngờ hơn là hạnh phúc vì mình không tin là nhóm mình được giải cao như vậy. Ở cấp khoa, khi chỉ còn lại 2 giải cao nhất, cả nhóm mình rất bất ngờ khi được Hội đồng xướng tên giải Nhất. Lúc áy cả nhóm nhìn nhau không thể tin được (cười) và sau đó tập trung chỉnh sửa công trình để dự thi vòng trường. Tất cả các công trình ở vòng này đều rất xuất sắc, nhóm mình cũng rất tự hào khi giành được giải Ba chung cuộc của mùa NCKHSV trường ĐHKT năm vừa rồi.

Phùng Thị Xuân Hương: Khoảnh khắc được thông báo được giải Nhất cấp khoa QTKD làm chúng mình hoàn toàn bất ngờ vì mục tiêu nhóm chỉ là có công trình hoàn thiện, chất lượng, không ngờ lại được đánh giá cao như vậy. Lên vòng bảo vệ cấp trường, nhóm mình cũng tiếp tục giành được giải Ba chung cuộc nữa. Những lúc ấy mình cảm thấy rất biết ơn thầy hướng dẫn và bạn cộng sự của mình, cảm thấy bao công sức lâu nay được đền đáp. Vì vậy các bạn hãy hết mình với đứa con tinh thần của mình nhé, kết quả cuối cùng có thể khiến bạn bất ngờ đó!

RCESer: Xin chân thành cm ơn các bn đã tham gia cuc phng vn này!

Hành trình NCKH năm học 2015 – 2016 của sinh viên UEB đã đi đến chặng cuối, Cộng đồng RCES chúc tất cả các nhóm nghiên cứu sẽ phát huy tinh thần đồng đội của mình để tăng tốc trên đường về đích của chặng đường này và đạt được những kết quả như mong đợi! Cơ hội báo cáo và bảo vệ tại chung kết cuộc thi DEFENSE TRIAL 2016 do Cộng đồng RCES tổ chức đang dành cho các nhóm nghiên cứu sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Xem thêm thông tin chi tiết cuộc thi tại đây. Hạn đăng kí: 10/03/2016.

Hoàng Hng – Thùy Dương (RCESer)