Lỗi đạo văn trong nghiên cứu khoa học và cách phòng tránh

Hãy cùng RCES tìm hiểu về đạo văn, các biểu hiện và phòng tránh để không mắc phải sai lầm này nhé!

Đạo văn nghiên cứuTrong môi trường học thuật, đạo văn được coi là hành động thiếu trung thực và vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Các tác giả bị phát hiện đạo văn có thể chịu những hậu quả rất lớn liên quan tới công trình nghiên cứu và vị trí của họ trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi người nghiên cứu du vô tình hay cố ý vẫn gặp phải những lỗi đạo văn trong công trình của mình. Hãy cùng RCES tìm hiểu về đạo văn, các biểu hiện và phòng tránh để không mắc phải sai lầm này nhé!

1. Đnh nghĩa v đo văn

Đạo văn ở mức độ nghiên cứu khoa học sinh viên được hiểu là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.

Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Ở cấp độ sinh viên, đạo văn sẽ khiến kết quả nghiên cứu bị huỷ bỏ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Ở cấp độ nghiên cứu chuyên nghiệp, người đạo văn có thể bị buộc thôi việc, thu hồi công trình đã công bố hoặc huỷ bỏ chức danh.

2. Biu hin ca đo văn

2.1. Trường hp không dn ngun

Trong các trường hợp sau đây, khi người viết sử dụng sản phẩm của người khác mà KHÔNG dẫn nguồn thì bị coi là đạo văn:

  • Người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình
  • Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại.
  • Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.
  • Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.
  • Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.
  • Người viết “mượn hầu như toàn bộ” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới. Không có nhiều sự khác nhau giữa bài nghiên cứu mới và bài nghiên cứu cũ.

2.2. Trường hp có dn ngun

Trong các trường hợp sau đây, khi người viết sử dụng sản phẩm của người khác dẫn nguồn nhưng vẫn bị coi là đạo văn:

  • Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục…
  • Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.
  • Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin.
  • Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”.
  • Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị “đánh lừa” bởi cách trích dẫn “nửa vời” của người viết.

3. Cách phòng tránh đo văn

Trong học tập, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với những nguồn thông tin của các học giả đi trước, chính vì thế cách tốt nhất là hãy trích dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn sử dụng lời trích, chú giải một cách chi tiết và cụ thể. Đây cũng là cách bạn có thể kiểm tra lại thông tin tham khảo một cách nhanh chóng nếu muốn chỉnh sửa hay so sánh tước khi nộp bài. Hãy biết trân trọng thành quả lao động của người khác nếu bạn kỳ vọng người khác tôn trọng những nỗ lực của chính bạn.

>> Xem thêm: Trích dẫn như thế nào là đúng cách?

3.1. Các trường hp cn trích dn ngun

Để phòng tránh đạo văn, bạn nên ghi nhớ rằng luôn trích dẫn nguồn khi sử dụng câu văn, dữ liệu thống kê, biểu đồ, hình ảnh, kết quả nghiên cứu… của người khác. Ví dụ:

  • Ly nguyên văn mt câu hay đon văn: Mayer (2004) “Khi khách hàng có sự tin tưởng vào ngân hàng, một mối quan hệ bền chặt sẽ được thiết lập, và hệ quả của nó là sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng”. Câu trong ngoặc kép là nguyên văn của bài nghiên cứu, trong trường hợp người viết lấy nguyên văn trong một nghiên cứu trước đó, các câu văn cần để trong dấu ngoặc kép.
  • Trích nhng d liu thng kê: Khi lạm phát giảm 1% thì lãi suất giảm 3% (Honde, 2014).

Trong trường hợp tác giả không lấy nguyên văn cách diễn giải của tác giả khác mà chỉ viết lại ý chính của họ, nội dung trình bày sẽ không cần để trong dấu ngoặc kép nhưng vẫn cần trích dẫn đầy đủ. Khi đó, người viết cần phải có kĩ năng để tự diễn giải thông tin gốc.

Quá trình diễn giải lại của tác giả khác trải qua ba bước:

– Bước 1: Đọc kĩ đoạn/câu cần tham khảo, ghi lại những từ/ý chính, theo dạng gạch đầu dòng, cất nguồn đi.

– Bước 2: Viết lại câu văn/đoạn văn theo những ý chính đã có bằng ngôn ngữ của riêng mình. Có 3 cách để diễn giải thông tin hay câu văn gốc là thay đổi cấu trúc câu văn, dùng những từ đồng nghĩa và thay đổi dạng của câu văn:

label icon 3 Thay đi cu trúc câu văn

Khi sử dụng cách này, tác giả cần phải đọc đoạn văn gốc vài lần cho đến khi hiểu được ý nghĩa, rồi sau đó viết lại bằng cách diễn đạt của mình.

Ví dụ bản gốc của Smith (2010): “Thay vì sử dụng EFA để ước lượng mô hình, chúng tôi sử dụng CFA để kiểm định ý nghĩa các nhân tố và chọn ra nhân tố phù hợp nhất”. Bản viết lại: Có hai phương pháp chính là EFA và CFA, nhưng nghiên cứu của Smith (2010) cho thấy CFA là phương pháp tốt nhất để kiểm định và chọn ra nhân tố phù hợp.

label icon 3 Dùng t đng nghĩa

Đôi khi nội dung gốc sử dụng câu rất ngắn nên việc viết lại có thể gặp khó khăn.  Trong trường hợp này, có thể thay thế những từ đồng nghĩa. Ví dụ bản gốc của Kennes (2000): “Lạm phát giảm dẫn tới lãi suất giảm”. Bản viết lại: Sự suy giảm của lạm phát sẽ gây ra sự suy giảm của lãi suất (Kennes, 2000).

label icon 3 Thay đi cách dng ca câu văn

Thông thường một câu văn ngắn có thể thay thế bằng cách đổi từ văn thụ động sang chủ động (hay ngược lại) và thay đổi từ. Ví dụ bản gốc của Clinton (1996): “Gia tăng đầu tư công sẽ giúp phát triển kinh tế”. Bản viết lại: Sự phát triển kinh tế có thể được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong các khoản đầu tư công (Clinton, 1996).

– Bước 3: Nhớ ghi nguồn tham khảo theo đúng quy định trích dẫn.

3.2. Các trường hp không cn trích dn ngun

Ai cũng biết rằng bất cứ tác giả đề cập đến thông tin từ ngoài thì tác giả phải trích dẫn nguồn thông tin. Nhưng cũng có trường hợp tác giả không cần phải đề nguồn. Có hai trường hợp chính:

  • Lí lun, ý tưởng hay thông tin ca chính tác gi. Trường hợp này quá hiển nhiê Nếu là phát kiến của chính tác giả thì không cần trích dẫn.
  • Thông tin là mt common knowledge”, tc hiu theo nghĩa nhiu người biết.  Những thông tin được xem là kiến thức phổ quát thì không cần trích dẫ Mặc dù không có tiêu chí cụ thể thế nào là kiến thức phổ quát, nhưng có 2 tiêu chí thường được sử dụng thường xuyên là: lượng thông tin và s ph biến. Trước hết là lượng thông tin.  Nhiều chuyên gia cho rằng một thông tin được xem là phổ quát nếu thông tin đó có thể tìm thấy từ 5 nguồn độc lập.  Kế đến là tiêu chí về phổ biến liên quan đến thông tin đó đã được nhiều người trong chuyên ngành biết hay chấp nhận.

Ví dụ câu: “Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith” được xem là common knowledge, và tác giả không cần trích dẫn. Nhưng nếu viết “Lý thuyết bàn tay vô hình không hiệu quả vì sự điều tiết chậm và không hoàn hảo của thị trường” thì cần phải trích dẫn, bởi vì có đề cập đến quan điểm còn tranh cãi.

Tài liu tham kho:

  1. Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Đạo văn trong hoạt động khoa học”. Truy cập tại đây.
  2. Nguyễn Văn Tuấn (2011), “Trích dẫn và đạo văn”. Truy cập tại đây.
  3. T. Phuong Anh Vu (2010), “Đạo văn là gì, và kẻ đạo văn phạm những tội gì?”. Truy cập tại đây.
  4. Huong N. (2013), “Thế nào là đạo văn? Làm thế nào để tránh đạo văn?”. Truy cập tại đây.
  5. Trang Ami, “Đạo văn (plagiarism) là gì?”. Truy cập tại đây.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)