Viết báo cáo nghiên cứu là bước cuối cùng của quy trình thực hiện NCKH và thể hiện tất cả mọi nỗ lực của người nghiên cứu. Được coi là bước đặc biệt quan trọng có ý nghĩa truyền tải kết quả nghiên cứu, Cộng đồng RCES trân trọng giới thiệu 10 bài viết hữu ích nhằm giúp các nhóm sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất trước giờ nộp bản toàn văn công trình nghiên cứu trong mùa NCKH năm nay. Mời bạn đón đọc!
Mục lục
Bản viết báo cáo nghiên cứu quan trọng như thế nào?
Mọi nỗ lực và “chất xám” của người làm nghiên cứu đều được thể hiện rất rõ trên bản viết báo cáo của công trình nghiên cứu (dạng đầy đủ) hoặc bài đăng trên tạp chí khoa học (dạng tóm gọn). Để nổi bật được năng lực nghiên cứu, việc đánh giá đúng vai trò của bản viết báo cáo nghiên cứu là vô cùng cần thiết, nếu người nghiên cứu muốn thành công trước các vòng báo cáo, bảo vệ hay được chấp nhận đăng trên các tạp chí khoa học. Bạn đã biết bản viết báo cáo nghiên cứu quan trọng như thế nào? Hãy cùng Cộng đồng RCES đi trả lời câu hỏi đó trong bài viết này nhé!
Một bản báo cáo nghiên cứu nên có mấy chương?
“Một bản báo cáo nghiên cứu nên có mấy chương?” là câu hỏi được nhiều nhóm nghiên cứu đặt ra và đắn đo rất nhiều bởi kết quả câu trả lời có thể ảnh hưởng đến tính mạch lạc và logic của công trình nghiên cứu. Mặc dù việc thiết kế mục lục dự kiến cho công trình nghiên cứu đã được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương chi tiết, tuy nhiên, trong giai đoạn viết và hiệu chỉnh công trình, việc điều chỉnh lại mục lục dự kiến là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu người nghiên cứu thấy sự thay đổi là cần thiết … Mời bạn đọc tiếp bài viết tại đây.
Những lỗi thường gặp khi viết báo cáo nghiên cứu
Để bản viết báo cáo nghiên cứu đáp ứng tính khoa học và có chất lượng cao, việc tránh các lỗi mắc phải trong quá trình viết báo cáo là điều rất cần thiết. Do chưa có nhiều kinh nghiệm viết, các nhóm sinh viên thường gặp phải khá nhiều lỗi trong bước cuối cùng trong quá trình nghiên cứu khoa học khiến sản phẩm có thể không đạt được kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, Cộng đồng RCES sẽ giới thiệu các lỗi phổ biến cũng như cách khắc phục các lỗi này để giúp các bạn tránh những lỗi phổ biến và hoàn thành công trình với chất lượng cao hơn. Xem chi tiết nội dung bài viết tại đây.
Nên trình bày phần khuyến nghị và kết luận của nghiên cứu như thế nào?
Chặng đường NCKH của các nhóm nghiên cứu sinh viên chúng mình đã đến giai đoạn nước rút, bạn đã tiến hành viết báo cáo nghiên cứu nhưng lại đang loay hoay chưa biết viết phần khuyến nghị và kết luận như thế nào? Tiếp tục đồng hành cùng các UEBer trong giai đoạn cuối của hành trình nghiên cứu năm nay, Cộng đồng RCES sẽ chia sẻ một số lưu ý giúp bạn viết phần những nội dung này thật tốt và ấn tượng qua bài viết này. Xem ngay bài viết tại đây.
Lỗi đạo văn trong nghiên cứu khoa học và cách phòng tránh
Trong môi trường học thuật, đạo văn được coi là hành động thiếu trung thực và vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Các tác giả bị phát hiện đạo văn có thể chịu những hậu quả rất lớn liên quan tới công trình nghiên cứu và vị trí của họ trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi người nghiên cứu du vô tình hay cố ý vẫn gặp phải những lỗi đạo văn trong công trình của mình. Hãy cùng RCES tìm hiểu về đạo văn, các biểu hiện và phòng tránh để không mắc phải sai lầm này nhé! Đọc tiếp bài viết này tại đây.
Trích dẫn thế nào là đúng cách?
Trích dẫn nghiên cứu là công đoạn rất quan trọng trong quá trình viết và hiệu chỉnh nghiên cứu. Thông qua các trích dẫn, người đọc hay hội đồng phản biện có thể đánh giá được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của người nghiên cứu đối với công trình thực hiện. Ngoài ra, các trích dẫn còn thể hiện sự tôn trọng của người nghiên cứu đối với các tác giả và sản phẩm mà họ đã tham khảo … Xem chi tiết nội dung bài viết tại đây để biết cách trích dẫn đúng quy chuẩn khoa học.
Lưu ý khi đặt tên đề tài nghiên cứu
Tên đề tài là ấn tượng đầu tiên của hội đồng khoa học/người đọc đối với bài nghiên cứu. Nếu những ấn tượng ban đầu là tích cực thì người đọc sẽ dễ có xu hướng đánh giá công trình nghiên cứu cao hơn, nếu các phần tiếp theo của công trình nghiên cứu có chất lượng tốt. Vì vậy, việc đặt tên đề tài sao cho thật hấp dẫn, thu hút mà vẫn đảm bảo các chuẩn mực khoa học là điều rất cần thiết. Hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu về những lưu ý cần biết để đặt được tên đề tài hợp lí và gây ấn tượng tốt nhất tại đây.
8 TIP này sẽ giúp báo cáo nghiên cứu của bạn chuyên nghiệp hơn
Để đánh giá chất lượng nghiên cứu của hàng loạt công trình, giám khảo phải dành thời gian đọc rất nhiều trang của sản phẩm nghiên cứu. Do đó, nếu gặp phải những công trình nghiên cứu không chuyên nghiệp về cách trình bày, có lẽ đó sẽ là một “cực hình” mà giám khảo phải chịu đựng. Bạn có muốn công trình nghiên cứu của mình tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp ngay từ cách trình bày? Hãy cùng Cộng đồng RCES tham khảo 8 lỗi thường xuất hiện khi trình bày công trình, và tự rút ra 8 TIPS để bạn “make up” cho công trình của mình chuyên nghiệp hơn trong bài viết này nhé!
Trích dẫn tự động với Phần mềm Mendeley
Các phần mềm quản lý tài liệu có rất nhiều chức năng hữu ích giúp cho công việc của người nghiên cứu trở nên dễ dàng và hiệu quả. Một trong những chức năng đó là trích dẫn tự động theo nhiều kiểu (style) khác nhau, điều này sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình hiệu chỉnh công trình và công bố trên các tạp chí quốc tế. Trong bài viết này, Cộng đồng RCES sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng phần mềm Mendeley để bạn tận dụng được tính năng hữu ích này.
Quy định trình bày báo cáo nghiên cứu dành cho sinh viên Đại học Kinh tế – ĐHQGHN
Bạn đã biết quy định trình bày báo cáo nghiên cứu dành cho sinh viên Đại học Kinh tế? Thời điểm nước rút của mùa nghiên cứu năm nay đã tới, hãy nhanh chóng hoàn thiện công trình theo quy định về nội dung và hình thức dành cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên UEB chúng mình nhé! Xem nội dung chi tiết bài viết này tại đây. Cộng đồng RCES chúc các nhóm sinh viên UEB hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học với kết quả cao nhất!